Viêm nhiễm phụ khoa: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa viêm phụ khoa tại nhà

Viêm nhiễm phụ khoa: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa viêm phụ khoa tại nhà

Viêm nhiễm phụ khoa là một bệnh lý phổ biến mà hầu hết chị em phụ nữ đều mắc phải ít nhất một lần trong đời với các dấu hiệu như vùng kín ngứa, có mùi hôi khó chịu, khí hư ra nhiều… Khi gặp tình trạng này chị em không nên chủ quan mà cần có biện pháp thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy viêm nhiễm phụ khoa là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa bệnh ra sao? Hãy cùng Maputi tìm hiểu qua bài viết dưới đây?

1. Viêm nhiễm phụ khoa là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý thường gặp ở hầu hết các chị em phụ nữ

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý thường gặp ở hầu hết các chị em phụ nữ, tình trạng này xảy ra do vi khuẩn, nấm... gây tổn thương hệ vi sinh vùng kín

Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các cơ quan sinh dục nữ, bao gồm âm đạo (môi lớn, môi bé, vùng tiền đình), cổ tử cung, tử cung và buồng trứng. Tình trạng này xảy ra có thể do vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng gây ra và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Âm đạo tiết ra dịch tiết có thể thay đổi về lượng và độ đặc trong suốt tháng là bình thường. Viêm âm đạo thường liên quan đến sự thay đổi đáng kể về dịch tiết từ âm đạo, có thể ngứa hoặc có mùi hôi. Tình trạng này tương đối phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phụ nữ nào ở độ tuổi nào.

Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến thường gặp hiện nay: viêm âm đạo – âm hộ; viêm lộ tuyến cổ tử cung; viêm tử cung; viêm vùng chậu, viêm phần phụ...

2. Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa

Tuỳ vào tình trạng bệnh lý, nguyên nhân gây ra bệnh mà dấu hiệu của viêm phụ khoa sẽ khác nhau ở từng người. Trong đó,

Dấu hiệu viêm phụ khoa nhẹ:

Dấu hiệu viêm phụ khoa nhẹ

Dấu hiệu phổ biến khi bị viêm phụ khoa nhẹ là ngứa ngáy ở vùng kín, dịch tiết âm đạo thay đổi bất thường... 

- Ngứa ngáy nhẹ ở vùng kín, cảm giác ngứa có thể xảy ra liên tục hoặc thỉnh thoảng, đặc biệt sau khi vệ sinh hoặc mặc quần áo bó sát.

- Dịch âm đạo thay đổi bất thường cả về màu sắc, mùi và độ đặc của dịch âm đạo. Dịch có thể trở nên dày hơn, hơi có màu trắng đục hoặc vàng nhẹ, và có mùi hôi nhẹ.

- Cảm giác khô rát nhẹ ở vùng kín, đặc biệt khi đi tiểu hoặc sau quan hệ tình dục.

- Khó chịu sau khi tiểu tiện, có cảm giác hơi rát nhẹ.

- Khó chịu khi quan hệ tình dục, cảm thấy không thoải mái hoặc hơi đau nhẹ trong quá trình quan hệ, do sự thay đổi trong môi trường âm đạo.

- Sưng đỏ nhẹ ở vùng kín

Dấu hiệu viêm phụ khoa nặng:

dấu hiệu viêm phụ khoa nặng

Đau vùng bụng dưới âm ỉ, kéo dài là dấu hiệu bạn đã bị viêm phụ khoa nặng 

- Ngứa ngáy dữ dội ở vùng kín, cảm giác ngứa ngáy kéo dài và liên tục gây ảnh hưởng rất lớn đến đến sinh hoạt hàng ngày.

- Dịch âm đạo tiết ra nhiều, có màu sắc khác thường như xanh, vàng hoặc xám. Dịch có thể có mùi hôi khó chịu, thậm chí là mùi tanh nồng nặc, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.

- Cảm giác đau buốt hoặc rát khi tiểu tiện là dấu hiệu phổ biến của viêm nhiễm nặng.

- Bị đau trong và sau quan hệ tình dục

- Vùng kín có thể bị sưng đỏ rõ rệt, thậm chí xuất hiện các vết loét, tổn thương do viêm nhiễm lan rộng và trở nên nghiêm trọng.

- Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới, đặc biệt khi tình trạng viêm nhiễm đã lan sang tử cung hoặc buồng trứng cơn đau có thể kéo dài và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng quát.

- Trong một số trường hợp, người bị viêm phụ khoa nặng có thể gặp sốt, mệt mỏi do vi khuẩn hoặc nấm lan rộng gây viêm nhiễm toàn thân.

- Kinh nguyệt không đều, lượng máu ra nhiều hoặc ít bất thường.

3. Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa

Mất cân bằng hệ vi sinh là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa

Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa:

Mất cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo

Âm đạo chứa một hệ vi sinh vật tự nhiên, trong đó lợi khuẩn (chủ yếu là Lactobacillus) có vai trò duy trì pH âm đạo ở mức cân bằng. Khi sự cân bằng này bị xáo trộn, các vi khuẩn có hại hoặc nấm có cơ hội phát triển mạnh, dẫn đến viêm nhiễm.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Việc vệ sinh vùng kín quá mức, thụt rửa âm đạo, hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh sẽ làm thay đổi độ pH tự nhiên của âm đạo, gây rối loạn hệ vi sinh vùng kín.

Quan hệ tình dục không an toàn

Có thể gây ra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như chlamydia, lậu, nấm Candida hay virus HPV. Các bệnh lây qua đường tình dục này thường gây viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm.

Thay đổi hormone

Phụ nữ khi bước vào các giai đoạn như mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt có thể làm thay đổi môi trường âm đạo. Khi nồng độ hormone estrogen giảm, âm đạo dễ bị khô và mất cân bằng vi sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển gây viêm nhiễm

Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai

Việc vô tình dùng kháng sinh quá mức hoặc không theo đúng chỉ dẫn của Bác sĩ sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến vùng kín, làm mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo, bởi thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, từ đó gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, thuốc tránh thai cũng sẽ làm thay đổi nội tiết tố, có thể dẫn đến khô âm đạo và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.

Mặc quần áo bó sát, ẩm ướt

Môi trường ẩm ướt và bí bách tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn gây viêm nhiễm sinh sôi. Do vậy, nếu chị em thường xuyên mặc quần áo lót quá chật, không thoáng khí, hoặc quần áo ẩm ướt thì nguy mắc bệnh phụ khoa sẽ rất cao.

Stress và hệ miễn dịch suy giảm

Căng thẳng kéo dài hoặc hệ miễn dịch suy yếu làm cơ thể không đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Khi hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn và nấm dễ dàng phát triển mạnh, gây viêm nhiễm phụ khoa.

Mắc các bệnh lý mãn tính

Chị em đang mắc một số bệnh lý như tiểu đường, viêm bàng quang hoặc viêm thận có thể dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn người bình thường. Đặc biệt, nếu mắc bệnh tiểu đường thì rất dễ bị nhiễm nấm Candida do lượng đường trong máu cao tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Thói quen sinh hoạt không hợp lý

Việc sử dụng chung đồ cá nhân như khăn tắm, quần áo lót hoặc sử dụng nhà vệ sinh công cộng không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm trực tiếp bệnh phụ khoa.

4. Bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ mang thai bị viêm phụ khoa có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ thai nhi

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bị viêm phụ khoa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi như con có thể sinh non, nhẹ cân...

Trong quá trình mang thai, mẹ rất dễ bị viêm nhiễm vùng kín do lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, hệ miễn dịch, sức đề kháng suy giảm... Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con nếu tình trạng bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Cụ thể, những ảnh hưởng và nguy cơ của tình trạng viêm nhiễm phụ khoa đối với thai kỳ như:

- Nguy cơ sảy thai hoặc sinh non

- Tăng nguy cơ nhiễm trùng ối

- Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

- Nguy cơ lây nhiễm cho trẻ trong quá trình sinh. Trẻ có có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng mắt (viêm kết mạc) và các bệnh lý da liễu khác.

- Tăng nguy cơ viêm màng ối và viêm vùng chậu

- Trẻ thường bị nhẹ cân khi sinh và có thể dễ nhiễm trùng sau sinh.

Do vậy, nếu trong quá trình mang thai bị viêm nhiễm phụ khoa mẹ cần lưu ý:

- Đến ngay các cơ sở y tế để được Bác sĩ thăm khám đưa ra các tư vấn, liệu trình điều trị tốt nhất. Không tự ý sử dụng thuốc hoặc điều trị tại nhà mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

- Không tự ý sử dụng thuốc chống viêm, kháng sinh và thuốc đặt phụ khoa không phù hợp vì có thể gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

- Vệ sinh vùng kín hàng ngày, sử dụng nước ấm để rửa và lau khô nhẹ nhàng. Tránh sử dụng dung dịch vệ sinh có hóa chất mạnh, mùi hương hoặc thụt rửa âm đạo.

- Mặc quần lót thoải mái làm từ chất liệu cotton, thoáng khí và tránh mặc đồ bó sát.

Ngoài ra, mẹ cũng cần: Nên giảm bớt ăn đồ ngọt, ăn thêm nhiều hoa quả, sữa chua tăng vi khuẩn có lợi, sử dụng men vi sinh phụ khoa giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh vùng kín, thay đổi thói quen sinh hoạt, quan hệ tình dục an toàn, uống đủ nước...

5. Cách phòng ngừa và chữa viêm phụ kho

5.1. Các biện pháp phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa

các biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa

Vệ sinh vùng kín đúng cách là cách để bảo vệ vùng kín khoẻ mạnh, hạn chế mắc các bệnh phụ khoa

- Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách: Sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ nhàng, không có hóa chất mạnh và không thụt rửa âm đạo. Rửa vùng kín từ trước ra sau để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.

- Chọn quần lót thoáng khí: Sử dụng quần lót làm từ chất liệu cotton thoáng khí để vùng kín luôn khô ráo, hạn chế tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

- Thay quần lót thường xuyên: Đặc biệt vào những ngày nóng bức hoặc sau khi tập thể dục, chị em cần thay quần lót ngay để giữ vùng kín sạch sẽ.

- Quan hệ tình dục an toàn: Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.

- Hạn chế stress và duy trì lối sống lành mạnh: Thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.

- Ăn uống khoa học: Không ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, tăng cường rau xanh và hoa quả.

- Bổ sung lợi khuẩn vùng kín có trong men vi sinh phụ khoa: Duy trì sự cân bằng vi sinh của âm đạo và bảo vệ vùng kín khỏi các vi khuẩn gây bệnh và nấm.

- Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ tối thiểu mỗi 6 tháng/lần, giúp phát hiện sớm bệnh viêm phụ khoa hoặc các bệnh lý khác nếu có để can thiệp điều trị sớm và hiệu quả.

5.2. Cách chữa viêm phụ khoa hiệu quả

Bổ sung lợi khuẩn vùng kín trong men vi sinh phụ khoa

Men vi sinh phụ khoa giúp bổ sung lợi khuẩn vùng kín, cân bằng hệ vi sinh âm đạo và pH... 

- Điều trị bằng thuốc sử dụng thuốc kháng sinh và kháng nấm. Tuy nhiên chị em cũng nên lưu ý: Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh tái phát.

- Đối với các trường hợp viêm nhiễm nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các loại kem hoặc gel bôi âm đạo để làm giảm viêm, giảm ngứa và kháng khuẩn.

- Chữa viêm phụ khoa bằng các biện pháp tự nhiên: rửa vùng kín bằng lá trầu không, dùng nước muối loãng, dùng dầu dừa...

- Bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa có trong: men vi sinh phụ khoa, các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, kefir, kim chi vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sự cân bằng hệ vi sinh tự nhiên của cơ thể.

Để điều trị viêm phụ khoa hiệu quả cần sự kết hợp giữa điều trị bằng thuốc, chăm sóc vệ sinh cá nhân và điều chỉnh lối sống, sinh hoạt. Và điều quan trọng nhất là chị em nên chủ động thăm khám bác sĩ khi phát hiện có những dấu hiệu viêm nhiễm để kịp thời có hướng điều trị tốt nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm không mong muốn có thể xảy ra.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà bài viết chia sẻ. Hi vọng, sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích để biết cách chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cũng như, có hướng điều trị bệnh phù hợp để cải thiện, phục hồi sức khoẻ vùng kín tốt nhất.

Xem thêm: 9 lý do bạn nên sử dụng men vi sinh phụ khoa bổ sung lợi khuẩn vùng kín